Khám phá phong tục Tết của người miền Trung

Khám phá phong tục Tết của người miền Trung

Khám phá phong tục Tết của người miền Trung

Khám phá phong tục Tết của người miền Trung

Miền Trung từ lâu đã được coi là khu vực vất vả khó khăn cho người dân bởi thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Vậy nhưng, vào mỗi dịp năm mới về cũng như khắp nơi trên cả nước, người dân miền Trung ở mọi hoàn cảnh nào thì cũng vẫn náo nức đón Tết theo cách riêng của mình. Tết đến mang cho mọi người dân ở miền Trung một năm mới ấm no và khiến cho họ tạm quên đi cái vất vả khó khăn và cái khí trời mà họ đã trải qua trong một năm cũ. Nơi nào cũng vậy, phong tục Tết của mỗi miền mỗi khác, bạn đã biết gì về phong tục Tết của người miền Trung chưa? Hãy cùng Art Travel tìm hiểu xem nhé!

1. Chợ Tết


Chợ Tết được mọi người dân coi là một nét văn hóa rất riêng tại Việt Nam, nhất là ở những vùng nông thôn miền Trung. Nhắc đến Tết là không thể nhắc đến chợ hoa. Thời điểm tổ chức chợ Xuân cũng là thời điểm mà mọi người dân đổ xô ra đường chọn lựa cho nhà mình những cây hoa đẹp nhất để đón năm mới. Một chợ hoa xuân ở miền Trung có thể sưu tập đầy đủ bất kỳ loài hoa nào từ Bắc đến Nam với vô số các loại vô cùng đa dạng về màu sắc, phong phú về kiểu dáng. Tuy nhiên cũng giống phương Nam, người miền Trung thường mua về những cây hoa mai vàng rực rỡ trong những ngày đón Tết.

 

Chợ Tết miền Trung luôn tấp nập người mua kẻ bán với không khí nhộn nhịp

2. Mâm Cỗ


Người miền Trung ăn cả bánh chưng và bánh tét vào dịp Tết thế nhưng chỉ cúng bánh chưng trong các mâm cỗ tiến cúng ở miếu điện trong cung đình. Vào những dịp nhà vua tế Trời ở đàn Nam Giao hoặc tế các vị Tiên đế ở Thế miếu. Còn mâm cơm để cúng ông bà trong 3 ngày Tết là mâm cỗ có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần. Dù cho những món ăn không được đa dạng và hấp dẫn nhưng những thói quen và truyền thống đón Tết của người miền Trung cũng rất độc đáo, hấp dẫn và góp phần đa dạng màu sắc ngày Tết nguyên đán của người Việt Nam.

 

Mâm cỗ truyền thống đón Tết độc đáo của người miền Trung

>>Xem thêm:

 

3.Mâm Ngũ Quả


Người dân quê miền Trung cũng không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, bởi ta đều biết từ lâu miền Trung là miền khó khăn nhất trong các vùng miền Việt Nam. Trong mâm ngũ quả của người miền Trung, chủ yếu là có gì cúng nấy, chỉ cần ta có thành tâm dâng kính tổ tiên. Người miền Trung không hay dùng các loại chuối, trái cây có vị đắng, cay, mà chỉ chọn loại có vị ngọt, tròn, thơm và lâu hư úng để chưng mâm ngũ quả cho đẹp mắt, độc đáo, mong cầu an vui, hạnh phúc cho gia đình trong năm mới. Ngược lại, người miền Trung sẽ không chưng các loại cam hay quýt bởi người dân tin theo quan niệm "cam đành quýt đoạn". 

 

Mâm ngũ quả ngày Tết với quan niệm "cam đành quýt đoạn" của người miền Trung

4. Cúng Ông Táo


Trong mâm cơm cúng ông Táo của người miền Trung thường chỉ có xôi, thịt heo luộc và ít hoa quả bởi người dân miền Trung có quan niệm kiêng kị cúng cá chép. Vậy nên, so với các nghi lễ vào ngày Tết của người miền Bắc thì ở miền Trung đơn giản hơn rất nhiều. Sau lễ cúng, ba ông Táo của các gia đình sẽ được thay mới, các ông Táo cũ được đem đi đặt ở một góc đình, miếu hoặc gốc cây đầu làng là những nơi linh thiêng, không ai dám xâm phạm. Thời gian cúng ông Táo tại miền trung là vào ngày 23 tháng Chạp.

 

Mâm cúng ngày lễ tiễn đưa ông táo về trời 

5. Ngày cuối cùng của năm


Vào ngày cuối cùng của năm là ngày 30 Tết, người dân miền Trung vào buổi sáng sẽ đi đến mộ thắp hương cho ông bà tổ tiên và mời họ về ăn Tết với con cháu trong nhà. Sau đó sẽ đi sắm sửa những vật dụng cuối năm và làm mâm cúng Tất Niên. Người dân quan niệm rằng vào những ngày cuối năm nên trả hết những món nợ để tránh trường hợp chủ nợ đòi vào đầu năm sẽ mang vận xui đến cho gia đình. Vào chiều 30 Tết, nhà nhà đều làm lễ Tất Niên để tiễn năm cũ đón năm mới. Lễ này thường có một mâm ở bàn thờ gia tiên, một mâm ở giữa nhà và mâm thị thực đặt ở trước cổng. Sau khi cúng Tất niên, cả gia đình thường quây quần bên nhau trong không khí ấm ấp, rộn ràng cạnh nồi bánh chưng, bánh tét.

 

Lễ cúng tất niên tiễn năm cũ đón năm mới của người miền Trung

Miền Trung - Miền đất thân thương và đáng nhớ!

BTV: Trương Mẫn Vy

 

 

 

 

 

Chia sẻ: