Những hồi trống giục rộn rã, hàng trăm tàu cá lướt sóng vươn khơi trong nắng hanh vàng. Nhiều ngư dân cúi đầu, hướng về khu miếu bên cửa biển Sa Huỳnh khấn nguyện, cầu cho trời yên biển lặng, đánh bắt được nhiều cá, tôm. Lễ hội cầu ngư đã trở thành nét văn hóa truyền thống của ngư dân địa phương Lý Sơn.
Sáng mùng 3 Tết Đinh Dậu, hàng trăm tàu cá của ngư dân Sa Huỳnh nô nức ra quân nghề cá đầu năm trong tiếng reo hò, cổ vũ của hàng nghìn ngư dân làng biển xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi). Tại đây, họ hòa mình giữa không gian lễ hội có ý nghĩa đặc biệt là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoan, gia đình ấm no, hạnh phúc.
Lễ tế cáo: Là lễ thức mà tất cả các ban tế tự của làng và đại diện các chủ thuyền tế cáo ở lăng Ông, miếu Bà (Thiên Y, Thủy Long), miếu Thổ thần, Nghĩa tự và gia tiên để khai lạch ra khơi. Lễ tế cáo chỉ đơn giản là trầm trà hoa quả và diễn ra trong chiều ngày mùng 2 Tết hoặc sáng sớm ngày mùng 3 Tết.
Lễ ra nghề:Vào sáng sớm ngày mùng 3 Tết, tất cả các thuyền trong các vạn, đặc biệt là vạn Thạch Bi, tập trung tại cửa biển, chong đèn kết hoa rực rỡ, bày bàn soạn lễ vật trên thuyền, các loại ngư cụ... Sau khi đại diện chính quyền, hội nghề cá khai mạc và tổng kết nghề đánh bắt hải sản một năm cũng như kế hoạch thực hiện trong năm mới, ông chủ vạn gióng tiếng trống báo hiệu lễ ra nghề bắt đầu. Chiếc thuyền đầu tiên ra khơi là chiếc thuyền được ban vạn bầu chọn (không gặp bất trắc gì trong năm cũ, gia đình hòa thuận, chủ thuyền có uy tín...), và sau đó là hàng trăm chiếc thuyền nối tiếp ra khơi. Ra đến cách bờ chừng vài hải lý, các thuyền lại thực hiện nghi thức tế cáo thần linh, và đánh mẻ lưới làm phép đầu tiên. Sau khi vớt mẻ lưới lên các thuyền quay lại vào bờ.
Xem thêm: Cẩm nang du lịch Lý Sơn
Lễ hội cầu ngư còn thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tri ân công đức các vị tiền hiền, có công lập làng, dựng nghề. Đến với lễ hội, nhóm trai trẻ làng chài hò reo thể hiện sức mạnh thi kéo co, thi đấu các môn thể thao, còn các em thiếu niên nam nữ mặc trang phục rực rỡ biểu diễn hò bả trạo, hát sắc bùa đậm nét văn hóa vùng biển đảo miền Trung trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.
Huyện đảo Lý Sơn hiện có 417 phương tiện tàu cá, trong đó có trên 1/2 số phương tiện tàu cá có công suất lớn từ 90 CV trở lên đang tham gia khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa- Trường Sa.
Mùa biển năm 2016 vừa qua, ngư dân trong Lý Sơn khai thác được trên 38.000 tấn hải sản các loại, với giá trị đạt trên 450 tỷ đồng, thu nhập một lao động nghề biển đạt 100 -120 triệu đồng/ người/ năm. Mùa biển mới năm 2017, ngư dân Lý Sơn quyết tâm khai thác được gần 40.000 tấn hải sản các loại, với giá trị đạt trên 500 tỷ đồng.
Lễ hội cầu ngư của cư dân Sa Huỳnh, Lý Sơn là lễ hội truyền thống của địa phương, được tổ chức định kỳ vào ngày mùng 3 Tết Nguyên đán hàng năm, mang đậm nét văn hóa tâm linh và có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với ngư dân miền biển. Lễ hội đã tạo nên một nên văn hóa, nét đẹp truyền thống của người dân Lý Sơn. Chúc quý khách có chuyến đi vui vẻ.
BTV: Trần Thị Nguyệt
- Văn hóa Trung Quốc ngày nay (07.12.2021)
- Tìm hiểu vẻ đẹp của Trung Quốc qua 3 điểm đến nổi tiéng (07.12.2021)
- Ô trấn - Thành Cổ đẹp ngất ngây tại Trung Quốc (07.12.2021)
- 3 điểm đặc sắc tại Trung Quốc Phượng Hoàng Cổ Trấn (07.12.2021)
- 4 mẹo chuẩn bị đi du lịch Trung Quốc Tự túc (07.12.2021)
- Trang phục nữ giới của Trung Quốc thời phong kiến (07.12.2021)