Hồ mang tên Xuân Hương, một nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng của Việt Nam, sống vào thế kỷ thứ 19. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, có chu vi chừng 5 km, rộng 25ha, có hình trăng lưỡi liềm kéo dài hơn 2 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt.
Hãy cùng Art Travel tìm hiểu về lịch sử của hồ Xuân Hương này nhé!
Năm 1919, theo sáng kiến của công sứ Cunhac trong chương trình xây dựng Đà Lạt, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối, xây dựng một đập nước từ nhà Thủy Tạ đến gần ngã tư các đường Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thái Học, Bùi Thị Xuân, Đinh Tiên Hoàng tạo thành một hồ nước. Người Pháp gọi hồ này là Grand Lac (Hồ Lớn).
Năm 1921 – 1922, theo lệnh của công sứ Garnier, đập nước được nâng lên và nối dài thêm.
>>Xem thêm: Bạn đã biết gì về Festival hoa Đà Lạt chưa?
Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ.
Tháng 3.1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ.
Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá nằm trước Dinh Quản Đạo, vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo".
Từ năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương.
Năm 1988, Hồ Xuân Hương là danh thắng đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng được công nhận di tích danh thắng cấp quốc gia.
Đà Lạt - Đến và đi cùng những hoài niệm đẹp nhất!
- Văn hóa Trung Quốc ngày nay (07.12.2021)
- Tìm hiểu vẻ đẹp của Trung Quốc qua 3 điểm đến nổi tiéng (07.12.2021)
- Ô trấn - Thành Cổ đẹp ngất ngây tại Trung Quốc (07.12.2021)
- 3 điểm đặc sắc tại Trung Quốc Phượng Hoàng Cổ Trấn (07.12.2021)
- 4 mẹo chuẩn bị đi du lịch Trung Quốc Tự túc (07.12.2021)
- Trang phục nữ giới của Trung Quốc thời phong kiến (07.12.2021)