Nhắc đến Côn Đảo thì người ta không thể không nghĩ đến Khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo - địa ngục trần gian một thời quá khứ Nhà tù Côn Đảo là hệ thống nhà tù lớn nhất, lâu đời nhất và đặc biệt quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử nước ta. Nơi đây ghi dấu bước chân lưu đày của các chiến sĩ cách mạng yêu nước, cũng là “trường” đào tạo bản lĩnh chính trị và lòng trung kiên bất khuất trước đòn roi tra tấn dã man.
Và cho đến nay, nhờ có sự nỗ lực của người dân trên đảo cùng với các cấp chính quyền đã biến nơi này trở thành một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn và nổi tiếng của Việt Nam. Trong bài viết ngày hôm nay, các bạn hãy cùng Art Travel chúng tôi khám phá lịch sử nhà tù Côn Đảo địa ngục trần gian này nhé!
>>Xem thêm:
Lầm tưởng du lịch Hàn khi du lịch Đà Lạt mùa hoa ban trắng
Tỏi cô đơn - thương hiệu đến từ vùng đảo xa xôi Lý Sơn
Nhà tù Côn Đảo chỉ với vẻn vẹn 52 km2, hòn đảo này từng có tới 8 nhà tù. Khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc vào năm 1975, khu vực giam cầm tù nhân đã bị đóng cửa. Kể từ khi được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1862 cho tới năm 1975, 200.000 tù nhân, đa phần là tù nhân chính trị đã bị giam giữ tại Côn Đảo, trong đó 20.000 người đã chết.
Vài nét về lịch sử nhà tù Côn Đảo: Ngày 1/2/1862, Thống đốc Bonard ở Nam Kỳ ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo- "địa ngục trần gian" (nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Đây là một hệ thống nhà tù với nhiều khu vực biệt giam, chuồng cọp. Trại Bagne 1 (sau đó được đổi thành trại 1, trại Cộng Hòa, trại 2, trại Phú Hải) rộng hơn 12.000 m2 gồm 10 khám lớn (phòng giam lớn), 20 hầm đá biệt giam, 1 khám đặc biệt, hầm xay lúa và khu đập đá.
Khách đến tham quan nhà tù Côn Đảo, chắc hẳn khó có ai không khỏi rợn tóc gáy khi tận mắt chứng kiến những căn phòng nóng bức và ngột ngạt với các kiểu lao động khổ sai, những công cụ tra tấn rùng rợn, phi nhân tính... cũng không thể ngờ rằng những công cụ và hình thức tra tấn đó lại được sử dụng để hành hạ con người bởi những con người. Trại giam Phú Tường, nơi nổi tiếng với "chuồng cọp", được xây dựng năm 1940, với diện tích hơn 5.000 m2 gồm 120 phòng giam có chấn song sắt phía trên, 60 phòng "tắm nắng" không có mái che. Khu phòng tắm nắng là nơi để thực dân giam giữ tù nhân giữa bốn bức tường đá, được bọc dây thép gai. Không chỉ bị tra tấn, họ còn bị lột trần quần áo, phơi nắng phơi sương cho đến chết.
Ngoài việc bị tra tấn, tù nhân còn bị bỏ đói. Hầu hết tù nhân bị đưa vào chuồng cọp thì cái chết coi như cận kề. Khu biệt giam phủ đầy rêu phong với 20 hầm đá khiến những ai ghé thăm đều có cảm giác rợn người. Nơi đây cũng có khu biệt giam đặc biệt dành cho các tù nhân cách mạng nữ.
Với 120 phòng giam kiểu này, hàng nghìn tù nhân cách mạng đã bị giam giữ từ suốt năm 1940. Cao điểm, mỗi phòng có đến chục người. Sau khi Pháp thua cuộc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Côn Đảo rơi vào tay của chính quyền miền Nam Việt Nam và tiếp tục được sử dụng để giam giữ tù nhân. Vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, Côn Đảo đã được khôi phục lại để làm bảo tàng, ghi lại những tội ác dã man mà thực dân Pháp cũng như chính quyền tay sai Mỹ đã gây ra.
Có rất nhiều du khách đến với Côn Đảo từng là các cựu tù từng bị giam cầm ở đây. Những du khách này được Chính phủ Việt Nam hỗ trợ và tạo các tour du lịch cho các cựu tù này tới đảo như muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hy sinh của họ.
>>Xem thêm: Tour du lịch Côn Đảo
Tuy cánh cửa nhà tù Côn Đảo đã “khép” nhưng lịch sử của nó thì vẫn còn mãi trên vùng đất này, chứng tích nhắc nhớ sự tàn độc của chiến tranh. Ngày nay, nhà tù Côn Đảo đã trở thành điểm đến giá trị, thu hút du khách trong và ngoài nước. Nếu một lần đến với Côn Đảo, dù có muốn hay không muốn đến nơi Khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo này, bạn hãy luôn cẩn thận để đừng bị dọa đến sợ cứng người đấy nhé!
- Văn hóa Trung Quốc ngày nay (07.12.2021)
- Tìm hiểu vẻ đẹp của Trung Quốc qua 3 điểm đến nổi tiéng (07.12.2021)
- Ô trấn - Thành Cổ đẹp ngất ngây tại Trung Quốc (07.12.2021)
- 3 điểm đặc sắc tại Trung Quốc Phượng Hoàng Cổ Trấn (07.12.2021)
- 4 mẹo chuẩn bị đi du lịch Trung Quốc Tự túc (07.12.2021)
- Trang phục nữ giới của Trung Quốc thời phong kiến (07.12.2021)