Khám phá Đại Nội Kinh Thành Huế

Khám phá Đại Nội Kinh Thành Huế

Khám phá Đại Nội Kinh Thành Huế

Khám phá Đại Nội Kinh Thành Huế

Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày truyền thống lịch sử- văn hoá. Bề dày văn hóa lịch sử đó được thể hiện rõ nhất trong những  công trình kiến trúc của Đại Nội Huế.

Nằm trong quần thể di sản Cố đô Huế, Đại Nội Kinh Thành Huế với các di tích cung điện, đền đài cổ kính, trở thành điểm tham quan hấp dẫn nhất xứ Huế. Nơi đây từng chứng kiến và lưu dấu tất cả các giai đoạn thịnh suy, thăng trầm của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam là Đại Nội Kinh Thành Huế - địa điểm du lịch lý tưởng không thể bỏ qua. 

Đại Nội Kinh Thành Huế
Đại Nội Kinh Thành Huế

Đại Nội Kinh Thành Huế được xây dựng cùng với thời điểm xây dựng Kinh Thành Huế, cụ thể là từ thời vua Gia Long năm 1804 và hoàn chỉnh vào thời vua Minh Mạng năm 1833. Đại Nội Huế nằm trong Kinh Thành Huế là nơi dành riêng cho các vị vua cùng hoàng thân nhà Nguyễn. Đại Nội Huế thường là tên gọi chỉ chung cho Hoàng Thành Huế và Tử Cấm Thành. Hiện nay, Đại Nội Kinh Thành Huế là một trong những điểm tham quan có sức hút lớn nhất, đứng đầu danh sách “Huế các địa điểm du lịch ưa thích”.

Ðại Nội với kiến trúc nghệ thuật cung đình và vườn độc đáo đã được khởi công từ đời chúa Nguyễn Nguyễn Phúc Chân  và được hoàn thiện vào đời vua Minh Mạng. Đại Nội Huế và là nơi bảo hộ cho 13 đời vua nhà Nguyễn. 
Ðại Nội bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Hoàng Thành là quần thể những công trình để phòng thủ,còn Tử Cấm Thành là nơi  sinh hoạt của các vua chúa cùng gia đình trong Hoàng thất. Không gian kiến trúc Hoàng thành và Tử Cấm Thành có mối liên quan chặt chẽ với nhau về sự phân bố vị trí của các công trình dựa theo chức năng sử dụng.
Tính đến khi công trình hoàn thành hoàn chỉnh vào thời vua Minh Mạng, Đại Nội Kinh Thành Huế có tất cả khoảng 147 công trình. Đại Nội có phần mặt bằng gần như hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 600m. Phần tường Đại Nội được xây bằng gạch kiên cố với độ dày 1m và cao 4m. Xung quanh bờ tường đều có hào bảo vệ. Đại Nội có 4 cửa ra vào, bao gồm: cửa chính tên Ngọ Môn, cửa phía Đông tên Hiển Nhơn, cửa phía Bắc tên Hòa Bình, cửa phía Tây tên Chương Đức.

 

Hoàng Thành
Hoàng Thành


Cổng chính ra vào Ðại Nội là Ngọ Môn, nhìn về hướng Nam kinh thành, trước mặt có Cột Cờ và xa nữa là sông Hương.
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng, tám lầu xanh
Ba cửa thẳng, hai cửa quanh
Chính giữa là Ngọ Môn, dành cho vua 
Tiếp theo là Giáp Môn, dành cho quan lại 
“Hai cửa quanh” là Dịch Môn, dành cho voi, ngựa và binh lính 
“Chín lầu” chỉ lầu Ngũ Phụng (nằm phía trên Ngọ Môn), gồm 2 tầng nhưng có 9 mái. “Lầu vàng” nằm giữa, cao nhất, lợp ngói hoàng lưu ly (men vàng). “Tám lầu xanh” thấp hơn, lợp ngói thanh lưu ly (men xanh).

 Đại Nội Kinh Thành Huế
 Đại Nội Kinh Thành Huế


Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong là nơi cực kỳ trọng yếu, được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc (tính từ trong ra): “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”. Ngay cả trong các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục” (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian). Các khu vực đó là:
Khu vực phòng vệ: gồm vòng thành bao quanh bên ngoài, cổng thành, các hồ (hào), cầu và đài quan sát.
Khu vực cử hành đại lễ: gồm từ Ngọ Môn, cửa chính của Hoàng Thành – nơi tổ chức lễ Duyệt Binh, lễ Truyền Lô (đọc tên các Tiến sĩ tân khoa), lễ Ban Sóc (ban lịch năm mới)… đến điện Thái Hòa – nơi cử hành các cuộc lễ Đại Triều một tháng 2 lần (vào ngày 01 và 15 Âm lịch), lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ, lễ Quốc Khánh…
Khu vực miếu thờ: được bố trí ở phía trước, hai bên trục dọc của Hoàng Thành theo thứ tự từ trong ra gồm: bên trái có các miếu thờ Nguyễn Kim (Triệu Tổ Miếu), miếu thờ các vị chúa Nguyễn (Thái Tổ Miếu); bên phải có các miếu thờ cha vua Gia Long là Nguyễn Phúc Luân (Hưng Tổ Miếu) và miếu thờ các vị vua nhà Nguyễn (Thế Tổ Miếu).

Khu vực quan trọng và rộng lớn nhất bên trong Ðại Nội là Tử Cấm Thành cũng có hình gần vuông, mỗi cạnh trên dưới 300m, vòng tường chung quanh cao 3,50m. Tử Cấm Thành nằm trên cùng một trục Bắc-Nam với Hoàng Thành và Kinh Thành, gồm một vòng tường thành bao quanh khu vực các cung điện như điện Cần Chánh (nơi vua tổ chức lễ Thường triều), điện Càn Thành (chỗ ở của vua), cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý phi), lầu Kiến Trung (từng là nơi ở của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương), nhà đọc sách và các công trình khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhà vua và gia đình như Thượng Thiện Đường (nơi phục vụ ăn uống), Duyệt Thị Đường (nhà hát hoàng cung) …

Đại Nội Kinh Thành Huế
Đại Nội Kinh Thành Huế


Đến nay, trải qua bao biến động và thời gian, hàng trăm công trình kiến trúc ở Đại Nội chỉ còn lại ít ỏi, chiếm không đầy một nửa con số ban đầu. Nhưng là tài sản vô giá của dân tộc, là thành quả lao động của hàng vạn người trong suốt một thời gian dài cho tới ngày nay trở thành một phần trong bề dày lịch sử nước nhà và cũng là nơi để dân tộc Việt Nam tìm hiểu rõ hơn các triều đại phong kiến đã trải qua.

Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị!!

BTV: Phạm Thị Loan

Chia sẻ: