Lễ hội Nghinh Ông là một lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức hàng năm là lễ cúng cá voi gắn liền với tục thờ cá ông phổ biến từ đèo Ngang trở vào đến Hà Tiên, huyện đảo Phú Quốc với ý nghĩa cầu cho biển lặng, mưa thuận gió hòa, ngư dân gặp nhiều may mắn và có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Lễ hội nghinh Ông Phú Quốc là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân. Có nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá “Ông”, lễ cúng “Ông”, lễ nghinh “Ông”, lễ nghinh ông Thuỷ tướng, nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá “Ông” là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Như người dân nhiều vùng biển khác, người Kiêng Giang cũng tưởng niệm những linh hồn của thần biển linh thiêng, những vị thần luôn che chở cho họ trước cuồng phong trên biển. Lễ hội Nghinh Ông hằng năm luôn chào đón du khách gần xa theo tour miền Tây đến vùng biển này dự hội. Có thể ở mỗi miền có những tên gọi khác nhau nhưng chung quy cũng chỉ nói về vị thần biển vĩ đại của ngư dân. Cũng giống như mọi miền biển khác, lễ hội Nghinh Ông ở Phú Quốc Kiên Giang cũng cùng chung quan niệm tạ ơn thần biển và cầu mong bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm, cá cho cuộc sống được đầy đủ, ấm no. Phú Quốc chọn ngày 15 và 16 tháng 8 âm lịch làm ngày làm lễ tạ ơn “Ông”. Lăng Ông được thành lập vào năm 1959. Đến năm 1963, người ta mới đưa hài cốt cá Ông về thờ cúng. Theo phong tục được định sẵn, ghi thức được chia thành 2 phần :cúng chay và cúng mặn. Ngày đầu tiên của lễ là ngày cúng chay. Sau đó là lễ mặn với lễ vật gồm 3 con heo sống và nhiều mâm quả khác do làng chài mang đến dâng “Ông”. Nghi thức rước kiệu Nghinh Ông được tổ chức trang nghiêm với thuyền rồng được trang hoàng rực rỡ. Dọc theo đường rước, bà con ngư dân bày lễ vật nghênh đón khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng là hàng trăm ghe thuyền lớn nhỏ cũng được trang hoàng lộng lẫy tháp tùng. Trên trước các mũi ghe là hương án và mâm lễ vật. Trên bến, các đoàn múa lân, múa sư tử cũng tưng bừng điệu múa chào đón “Ông” về. Lễ tế diễn ra trang trọng với sự góp mặt của đông đảo bà con ngư dân. Lễ xây chầu đại bội làm tôn thêm vẻ trang nghiêm cho hội nghinh Ông.
Trước thời điểm lễ hội, đã có hàng trăm chiếc tàu đánh cá của ngư dân được trang trí cờ hoa neo đậu dưới bến sông. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng.Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời thỉnh lẫn nhau, kể cả khách từ nơi xa đến cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình. Du khách dễ dàng cảm nhận được không khí náo nhiệt khi người dân biển chuẩn bị kết hoa đèn trang trí cho ghe tàu của họ. Có lẽ đây là những ngày nhộn nhịp nhất của làng chài.
Du lịch Phú Quốc ngày càng thu hút , hấp dẫn du khách nhiều hơn với các điểm đến vô cùng đẹp đồng thời các ngày lễ, ngày hội và hoạt động rất sôi nổi, náo nhiệt. Đây là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình chinh phục đất nước của du khách.Nhớ ghé qua đây và hòa mình vào không khí của lễ hội Nghinh Ông nhé.
BTV : Tường Vy
- Văn hóa Trung Quốc ngày nay (07.12.2021)
- Tìm hiểu vẻ đẹp của Trung Quốc qua 3 điểm đến nổi tiéng (07.12.2021)
- Ô trấn - Thành Cổ đẹp ngất ngây tại Trung Quốc (07.12.2021)
- 3 điểm đặc sắc tại Trung Quốc Phượng Hoàng Cổ Trấn (07.12.2021)
- 4 mẹo chuẩn bị đi du lịch Trung Quốc Tự túc (07.12.2021)
- Trang phục nữ giới của Trung Quốc thời phong kiến (07.12.2021)