Từ lâu, người Tày đã cư trú tập chung thành bản, thường ở ven các thung lũng, triền núi thấp trên một miền thượng du. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà. Ngôi nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn, họ thường chọn những loại gỗ quý để dựng nhà. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hoặc lá cọ. Xung quanh nhà thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa.Hãy cùng Art Travel khám phá nhé!!!
1.Nguồn gốc lịch sử:
Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên.
2.Địa bàn cư trú :
Người Tày chủ yếu sinh sống ở miền Đông Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Quảng Ninh, Bắc Giang... )
3.Đặc điểm kinh tế:
Người Tày có truyền thống trồng lúa nước lâu đời với kỹ thuật thâm canh các biện pháp thuỷ lợi. Ngoài ra, đồng bào còn trồng trọt trên đất bãi với lúa khô, hoa màu, cây ăn quả... Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm. Các nghề thủ công gia đình được chú ý, nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo. Chợ là một hoạt động kinh tế quan trọng.
>>Xem thêm: Bạn có biết lễ hội chợ tình Khâu Vai?
4.Trang phục:
Nam, nữ thường mặc quần áo chàm đen không thêu hoa văn. Nữ mặc áo dài đến bắp chân, ống tay hẹp, xẻ nách và cài 5 khuy bên phải. Một số nơi. nữ quấn khăn hình chóp trên đỉnh đầu hay hình mái nhà..
Quan hệ xã hội: Chế độ quằng là hình thức tổ chức xã hội đặc thù theo kiểu phong kiến sơ kỳ mang tính chất quý tộc, thế tập, cha truyền con nối.
5.Cưới xin:
Nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu nhưng có thành vợ thành chồng hay không lại tuỳ thuộc vào bố mẹ hai bên và "số mệnh" của họ có hợp nhau hay không. Vì thế trong quá trình đi tới hôn nhân phải có bước nhà trai xin lá số của cô gái về so với lá số của con mình. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng.
6.Ma chay:
Ðám ma thường được tổ chức linh đình với nhiều nghi lễ nhằm mục đích báo hiếu và đưa hồn người chết về bên kia thế giới. Sau khi chôn cất 3 năm làm lễ mãn tang, đưa hồn người chết lên bàn thờ tổ tiên. Hàng năm tổ chức cúng giỗ vào một ngày nhất định.
7.Thờ cúng:
Người Tày chủ yếu thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra còn thờ cúng thổ công, vua bếp, bà mụ.
8.Dân trí:
Dân tộc Tày ở vùng núi nhiều nơi còn mù chữ, trẻ em vùng cao đi học trong điều kiện vô cùng khó khăn. Phải lội sông, suối học lớp ghép (một lớp khoảng 10 - 15 em từ lớp 1 đến lớp 4) ở các phân trường xa, trường lớp còn đơn sơ (mái lợp gianh hoặc froximang vách đan phên hoặc trát đất) mùa đông trẻ em đi học không đủ áo ấm, chân đi đất nhiều em khóc trong lớp vì lạnh. Cô và trò phải đốt lửa giữa lớp để học giữa bốn bề sương trắng mịt mù (điển hình ở huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm Cao Bằng là nơi cách xa tỉnh lỵ gần 200 km).
Mong muốn của người Tày: Được sống trong hòa thuận, được tôn trọng và bình đẳng. Được bảo vệ tín ngưỡng, được công khai khôi phục lại các sinh hoạt tâm linh như: Lễ giải hạn, Lễ Vun hoa, Lễ Cầu tự…như vậy mới gìn giữ và bảo vệ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình góp phần gìn giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam anh em.
Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị!!
BTV: Phạm Thị Loan
- Văn hóa Trung Quốc ngày nay (07.12.2021)
- Tìm hiểu vẻ đẹp của Trung Quốc qua 3 điểm đến nổi tiéng (07.12.2021)
- Ô trấn - Thành Cổ đẹp ngất ngây tại Trung Quốc (07.12.2021)
- 3 điểm đặc sắc tại Trung Quốc Phượng Hoàng Cổ Trấn (07.12.2021)
- 4 mẹo chuẩn bị đi du lịch Trung Quốc Tự túc (07.12.2021)
- Trang phục nữ giới của Trung Quốc thời phong kiến (07.12.2021)