1. Festival hoa Đà Lạt- Lễ hội hấp dẫn nhất ở Đà Lạt
Thời gian: Lễ hội được tổ chức 2 năm 1 lần vào dịp cuối năm
Địa điểm: Trung tâm thành phố Đà Lạt
Từ năm 2005 nhằm tôn vinh người trồng hoa, nên cứ 2 năm một lần người dân ở đây lại tổ chức một lễ hội vô cùng long trọng "Festival Hoa Đà Lạt” vào dịp cuối năm để phục vụ du khách cũng như tôn vinh nghề trồng hoa ở đây
Sân khấu chính nơi đây diễn ra lễ hội thường được đặt ở gần hồ Xuân Hương với các màn biểu diễn vô cùng hấp dẫn của hàng ngàn diễn viên chuyên nghiệp và quần chúng. Bên cạnh các tiết mục khai mạc, bế mạc, các tiết mục văn nghệ đặc sắc thì tới với “Festival Hoa Đà Lạt” bạn còn có thể tham gia các chương trình hấp dẫn khác như: Hội chợ triễn lãm hoa, diễu hành hoa trên đường phố với nhiều hoa lớn nhỏ, hội chợ thương mại, lễ hội tình yêu và lễ cưới tập thể của những đôi uyên ương từ mọi miền đất nước tập trung về đây, lễ hội rượu vang, chương trình chinh phục đỉnh Langbiang…
2. Lễ hội Trà – Một lễ hội độc đáo ở Đà Lạt
Thời gian: Thường được tổ chức vào tháng 12 của năm.
Địa điểm: Không gian lễ hội mở rộng tổ chức ở cả 3 địa bàn còn lại làm nghề trà là Bảo Lâm, Di Linh và Cầu Đất ( Tp Đà Lạt).
Là một trong những lễ hội lớn và độc đáo ở Đà Lạt, lễ hội trà được tổ chức hằng năm nhằm hưởng ứng phong trào cung ứng nguồn nguyên liệu tươi sạch do các doanh nghiệp trà đảm nhận. Hằng năm với các chủ đề được đưa ra thì lễ hội bao gồm các hoạt động nghệ thuật cùng hội thi hái trà cùng sắc màu Tây Nguyên rồi hội thi về kiến thức trà và cuối cùng là giọng hát trà…
Ngày hội là nơi để thể hiện lòng tự hào của người dân đất trà ở vùng đất Đà Lạt mộng mơ, đây cũng là thời gian thích hợp để các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp thế giới trong bối cảnh kinh tế hội nhập. Khi tham gia lễ hội lớn ở Đà Lạt này bạn nhớ mua chút trà đặc sản về làm quà cho người thân và bạn bè nhé.
3. Lễ hội Cồng Chiêng – Lễ hội văn háo đậm chất ở Đà Lạt
Thời gian: Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên.
Địa điểm: Tại các tỉnh có văn hóa cồng chiêng, trong đó có Lâm Đồng.
Lễ hội văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sãn truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Tại đây khi tham gia các ngày hội lớn ở Đà Lạt bạn không chỉ có cơ hội tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc, đồng bào Tây Nguyên mà còn góp phần vào việc tôn tạo và phát triển những giá trị văn hóa đó.
>> Xem thêm: Ra mắt cánh đồng hoa Oải Hương Đà Lạt
Trong lễ hội cồng chiêng chính là phương tiện, là cầu nối duy nhất giữa con người với thần linh, giao hòa cùng đất trời. Tham dự những lễ hội này chắc chắn bạn sẽ được mở rộng tầm mắt cũng như trãi nghiệm thêm nhiều nét văn hóa thú vị mà không nơi nào có được.
4. Lễ hội đâm trâu
Thời gian: Thường bắt dầu vào tháng 3 với tháng 4 âm lịch hằng năm, đây cũng chính là khoảng thời gian nông nhàn của đồng bào Tây Nguyên.
Địa điểm: Các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Đà Lạt – Lâm Đồng.
Lễ hội lớn ở Đà Lạt này thương diễn ra vào lúc nông nhàn mọi người có nhiều thời gian rãnh để vui chơi và chuẩn bị cho vụ mùa mới. Theo truyền thuyết của đồng vào Tây Nguyên thì con Trâu chính là biểu tượng cả tín ngưỡng vật tổ. Người dân Tây Nguyên ăn trâu cũng chính là một hình thức để khẳng định tín ngưỡng, uy tín của buôn làng.
Bắt đầu lễ hội dựng cây nêu bề thế vào uy nghiêm, sau đó họ sẽ dung dao và gậy để giết chết con vật chính trong buổi tế lễ này và hứng lấy máu. Thịt trâu được xẻ ra và chia đều cho mọi người trong làng để sau đó cùng hát múa ăn uông cho tới hôm sau.
5. Lễ cúng thần suối: Lễ hội quan trọng ở Đà Lạt
Thời gian: Lễ hội được tổ chức vào khoảng tháng 3 hằng năm với mục đích là tạ ơn thần nước mang mưa thuận gió hòa.
Địa điểm: Lễ hội cổ truyền của người Mạ ở Tây Nguyên.
Lễ hội cúng thân suối ở Lâm Đồng nhằm mục đích để tạ ơn thần nước đã mang lại may mắn mưa thuân gió hòa. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc nhất ở Đà Lạt mà bạn có thể tham dự vào cuối tháng 3 hàng năm.
Theo kinh nghiệm du lịch Đà Lạt thì sau khi thu hoạch vụ mùa người dân thường chọn ngày để dọn suối soạn máng nước và làm thịt lợn, thịt gà để tạ ơn thần linh. Đến tham dự ngày hội này bạn sẽ có được cái nhìn thân thiện và tổng quát hơn về văn hóa của người dân Tây Nguyên nói chung cũng như người Đà Lạt nói riêng.
Đà Lạt - Đến và đi cùng những hoài niệm đẹp nhất!
- Văn hóa Trung Quốc ngày nay (07.12.2021)
- Tìm hiểu vẻ đẹp của Trung Quốc qua 3 điểm đến nổi tiéng (07.12.2021)
- Ô trấn - Thành Cổ đẹp ngất ngây tại Trung Quốc (07.12.2021)
- 3 điểm đặc sắc tại Trung Quốc Phượng Hoàng Cổ Trấn (07.12.2021)
- 4 mẹo chuẩn bị đi du lịch Trung Quốc Tự túc (07.12.2021)
- Trang phục nữ giới của Trung Quốc thời phong kiến (07.12.2021)