Lễ hội vía bà Thiên Hậu do cộng đồng Hoa kiều sinh sống ở Hội An tổ chức tại Hội quán Phúc Kiến và hội quán Ngũ Bang (Hội An) vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ, suy tôn Bà Thiên Hậu. Lễ hội vía bà Thu Bồn là một trong những lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Lễ hội diễn ra trong không khí tưng bừng náo nhiệt từ sáng đến tối mịt mới chấm dứt. Vào dịp diễn ra lễ hội, nhiều đoàn khách từ địa phương khác đến đây cùng tranh tài trong các cuộc đua. Hai lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ đến Thiên Hậu và Thu Bồn. Qua đó ta thấy được nét văn hóa phong phú với các lễ hội sông động lôi cuốn biết bao du khách. Hãy cùng tìm hiểu hai lễ hội này nhé.
Bà Thiên Hậu có gốc tích tại Phúc Kiến (Trung Quốc). Bà sống vào đời Tống, bà có tài tiên đoán gió mưa, bão lụt nên đã giúp cho người dân (nhất là ngư dân) tránh được cơn nguy hiểm. Vì vậy, bà được nhân dân tôn thờ như một vị thánh. Tương truyền thế kỷ trước, tổ tiên của người Hoa Việt Nam trên con đường gian truân vượt sóng gió biển khơi, đi về phía Nam tìm đất lập nghiệp được nữ thần Thiên Hậu luôn giúp đỡ phù hộ họ an toàn trên các chuyến hải trình nguy hiểm. Sau đó còn tiếp tục đồ trì họ trong việc định cư, ổn định cuộc sống nơi đất mới cho đến hiện nay.
Hàng năm, vào dịp tháng 3 Âm lịch (23/3), Hội quán Trung Hoa và Hội quán Phước Kiến long trọng tổ chức lễ tế Thiên Hậu Thánh Mẫu mà người ta quen gọi là “vía bà”. Lễ lệ này có nguồn gốc từ tín ngưỡng của những thương buôn người Hoa, bởi ngày trước họ thường dùng thuyền buồm vượt biển, bôn ba khắp nơi để buôn bán, trao đổi hàng hoá. Trên đường vượt biển “lành ít dữ nhiều” người ta gặp không ít thiên tai sóng gió, nhưng lạ thay mỗi khi gặp phải tai ương trên biển họ thường được một vị nữ thần cứu vớt, đó là Thiên Hậu Thánh Mẫu, nên tàu bè thoát nạn, thuận buồm xuôi gió.
Tương truyền thế kỷ trước, tổ tiên của người Hoa Việt Nam trên con đường gian truân vượt sóng gió biển khơi, đi về phía Nam tìm đất lập nghiệp được nữ thần Thiên Hậu luôn giúp đỡ phù hộ họ an toàn trên các chuyến hải trình nguy hiểm. Sau đó còn tiếp tục đồ trì họ trong việc định cư, ổn định cuộc sống nơi đất mới cho đến hiện nay.
Xem thêm: LUNG LINH, HUYỀN ẢO NGÀY LỄ HOA ĐĂNG TẠI HỘI AN
Đến với lễ hội, hòa mình vào lễ hội, người dự hội đặt niềm tin vào công đức cũng như sự uy linh của bà Thiên Hậu để từ đó hoàn thiện cuộc sống trong các quan hệ xã hội và để tìm được sự bình an thanh thản trong tâm hồn của chính mình. Đây là nơi giao thoa văn hóa của người Kinh, người Hoa, người Khmer, tạo nên nền văn hóa mang nhiều đặc trưng, màu sắc khá phong phú nên đã hình thành nên những lễ hội dân gian lưu giữ nét văn hóa tâm linh của vùng đất, con người nơi đây. Lễ hội đã tạo điều kiện tăng cường tình đoàn kết gắn bó của hai dân tộc nhiều hơn và đã trở thành một nét văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.
Lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu là một lễ tục truyền thống của cộng đồng Hoa thương ở Phố cổ Hội An. Đây là một lễ hội mang nhiều sắc thái Trung Hoa, nó đã góp phần làm phong phú thêm những hoạt động lễ hội ở Hội An. Vì vậy cần phải duy trì và phát huy thêm nữa để làm phong phú, đa dạng hơn di sản văn hóa phi vật thể của Hội An.
Lễ vía bà Thu Bồn diễn ra nhằm tưởng nhớ tới bà Thu Bồn, bà là người Chăm và còn được biết đến với tên khác là Bô Bô phu nhân. Bà Thu Bồn chính là người đã có công gây dựng nên nghề nông-ngư nghiệp cho mảnh đất phù sa. Không chỉ vậy, bà Thu Bồn còn là hiện thân cho tình thương yêu và sự đùm bọc lẫn nhau cùng vươn lên để chiến thắng thiên tai, rất có công đức đối với cư dân. Lăng Bà Thu Bồn do cư dân xây dựng ở xã Duy Tân từ rất lâu rồi. Lễ hội Bà Thu Bồn là lễ hội thể hiện tín ngưỡng của người dân sống dọc sông Thu Bồn. Lễ hội này thể hiện sự giao thoa, tiếp biến văn hóa giữa người Việt và Chăm. Trong tâm thức người Việt ngày nay Bà còn gắn với truyền thuyết về Mẹ- Mẹ Thu Bồn hay Nữ thần Sông.
Lễ hội vía Bà Thu Bồn diễn ra sôi nổi với các phần: tế lễ, đua thuyền tranh tài, rước cộ. Các trò vui chơi dân gian, hát hò khoan đối đáp tại Thu Bồn Đông, hô hát bài chòi tại chợ Thu Bồn, thi đấu thể thao, cờ người, làm bánh, thi dội nước, gùi nước, gánh nước, kéo co, bắn nỏ, đi cà kheo, thi bơi thuyền, mở chợ ẩm thực với nhiều món ăn dân tộc Cà Tu, Chăm... Đi du lịch Hội An tham gia lễ hội vía Bà Thu Bồn du khách sẽ được trải nghiệm những hoạt động thú vị trong dịp lễ hội như: rước đuốc và thả hoa đăng trên sông, đốt lửa trại và hát tuồng.
Phía bên kia của con sông Thu Bồn là thuyền bà Phường Chào cũng tham gia vào đua thuyền cùng trong lễ bà Thu Bồn. Trong thời điểm trước khi tranh giải thì cả đoàn trạo thủ sẽ phải đến làm lễ và khấn vái ở trước lăng rồi sau đó mới được làm lễ xuất phát.
Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian của cư dân ven sông Thu Bồn, Hội An. Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch. Lễ hội là dịp người dân nơi đây tỏ lòng thành kính biết ơn sự che chở của bà cho dân làng sống trên bờ cũng như trên sông nước được bình an, ấm no. Đây là lễ hội lớn mang màu sắc tín ngưỡng dân gian có từ bao đời thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc Chăm, Cơ Tu, Kinh sinh sống vùng thượng lưu sông Thu Bồn, Hội An. Đông đảo người dân trong làng và những người con xa quê náo nức trở về hành lễ thể hiện sự thành kính, ngưỡng vọng và cầu mong Bà Thu Bồn mang lại cho họ nhiều tài lộc, hạnh phúc, bình an trong cuộc sống cũng như mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hơn năm trước.
Lễ hội vía bà Thu Bồn là lễ hội dân gian truyền thống lâu đời của cư dân trong vùng nhằm tưởng nhớ Bà Thu Bồn. Bà Thu Bồn, còn gọi là Bô Bô phu nhân, người Chăm, có công gây dựng nghề nông-ngư nghiệp cho vùng đất phù sa. Bà là hiện thân của tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, vươn lên chiến thắng thiên tai, địch hoạ, có công đức đối với cư dân trong vùng. Lăng Bà do cư dân từ xưa xây dựng tại xã Duy Tân.
Đây là một trong những lễ hội truyền thống ở Quảng Nam diễn ra hàng năm tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Lễ hội vía bà Thu Bồn diễn ra trong không khí tưng bừng náo nhiệt từ sáng đến tối mịt mới chấm dứt. Vào dịp diễn ra lễ hội vía bà Thu Bồn, nhiều đoàn khách đi du lịch lễ hội từ địa phương khác đến đây cùng tranh tài trong các cuộc đua. Lễ hội vía bà Thu Bồn là một trong những lễ hội rất truyền thống được diễn ra ở Hội An hàng năm. Lễ hội vía bà Thu Bồn diễn ra trong không khí rất tưng bừng náo nhiệt bắt đầu từ sáng cho đến tối mịt mới chấm dứt.
Sự tích về “Bà Thu Bồn” có nhiều truyền thuyết. Nhưng thuyết phục hơn cả là câu chuyện lưu truyền trong dân gian ở làng Thu Bồn như sau: Bà Thu Bồn hay còn gọi là bà Bô Bô – một vị nữ tướng của nhà Lê bị giặc truy đuổi đến làng Thu Bồn thì bị ngã ngựa do tóc bà bị quấn vào chân ngựa, sau đó bà bị giặc giết. Bà đã được các vua triều Nguyễn sắc phong là Bô Bô phu nhân, là thượng đẳng thần. Có lẽ chính vì vậy mà những người dân nơi đây truyền tụng những truyền thuyết về bà mẹ xứ sở mang sắc màu thần bí nhưng luôn là biểu tượng của cái đẹp, của khát vọng thái bình.
Theo tục lệ, thuyền thuộc lăng miếu nào thì được vị thần ở lăng miếu đó bảo hộ. Phía bên kia con sông Thu Bồn có thuyền bà Phường Chào – Người Việt, cũng tham gia đua thuyền cùng bà Thu Bồn. Trước khi tranh giải cả đoàn trạo thủ phải đến làm lễ, khấn vái trước lăng rồi mới làm lễ xuất phát. Lễ hội vía bà Thu Bồn là một trong những lễ hội rất truyền thống được diễn ra ở Hội An hàng năm. Lễ hội vía bà Thu Bồn diễn ra trong không khí rất tưng bừng náo nhiệt bắt đầu từ sáng cho đến tối mịt mới chấm dứt.
Lễ hội vía Bà Thu Bồn diễn ra sôi nổi với các phần: tế lễ, đua thuyền tranh tài, rước cộ. Các trò vui chơi dân gian, hát hò khoan đối đáp tại Thu Bồn Đông, hô hát bài chòi tại chợ Thu Bồn, thi đấu thể thao, cờ người, làm bánh, thi dội nước, gùi nước, gánh nước, kéo co, bắn nỏ, đi cà kheo, thi bơi thuyền, mở chợ ẩm thực với nhiều món ăn dân tộc Cà Tu, Chăm... Đi du lịch Hội An tham gia lễ hội vía Bà Thu Bồn du khách sẽ được trải nghiệm những hoạt động thú vị trong dịp lễ hội như: rước đuốc và thả hoa đăng trên sông, đốt lửa trại và hát tuồng.
Lễ hội vía bà Thiên Hậu và lễ hội vía bà Thu Bồn đều mang những nét đặc sắc, độc đáo riêng mang đến nền văn hóa trên miền đất phố cổ muôn màu muôn vẻ. Hãy đến mãnh đất này để thưởng thức, chiêm ngưỡng, học hỏi sự đoàn kết, tôn nghiêm, kính trọng của người dân Hội An. Đây cũng là một trong những lí do mà Hội An cuốn hút, lôi kéo đông đảo du khách nước ngoài. Chúc quý khách có chuyến đi vui vẻ.
BTV: Trần Thị Nguyệt
- Văn hóa Trung Quốc ngày nay (07.12.2021)
- Tìm hiểu vẻ đẹp của Trung Quốc qua 3 điểm đến nổi tiéng (07.12.2021)
- Ô trấn - Thành Cổ đẹp ngất ngây tại Trung Quốc (07.12.2021)
- 3 điểm đặc sắc tại Trung Quốc Phượng Hoàng Cổ Trấn (07.12.2021)
- 4 mẹo chuẩn bị đi du lịch Trung Quốc Tự túc (07.12.2021)
- Trang phục nữ giới của Trung Quốc thời phong kiến (07.12.2021)