
Là lễ hội ánh sáng nghệ thuật lâu đời nhất Châu Á thế nên lễ hội năm nay cũng đặc sắc không kém những năm trước. Nhằm khám phá mối quan hệ giữa ánh sáng, thiên nhiên và thành phố, chủ đề “Ánh sáng và Thiên nhiên” mang đến cho du khách bữa tiệc thị giác đầy thú vị qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng đầy sáng tạo. Diwali hay Deepavali là một trong những lễ hội tôn giáo quan trọng nhất của người Hindu, cũng như một phần trong văn hóa của Singapore.

Deepavali còn được biết đến với tên gọi là lễ hội ánh sáng. Trong thời gian diễn ra lễ hội, các khu phố ở khu Tiểu Ấn (Little India) lại được trang hoàng và thắp sáng rực rỡ. Lễ hội Deepavali 2013 tại Singapore là một trong những lễ hội tôn giáo quan trọng nhất của người Hindu, cũng như một phần trong văn hóa của Singapore đã diễn ra từ ngày 27/9 và kéo dài đến hết ngày 17/11. Lễ hội này có nguồn gốc từ thời Ấn Độ cổ đại. Tùy thuộc vào từng khu vực lại có những truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc thực sự của nó.
.jpg)
Một số người tin lễ hội là để kỷ niệm sự trở lại của Chúa Rama cùng vợ của ông là và người anh trai Lakshmana sau hơn 14 năm phải sống lưu vong. Theo truyền thuyết, Chúa Rama bị tước đoạt quyền lên ngôi hợp pháp và bị trục xuất đến sống ở khu rừng bởi người mẹ kế để con trai của bà lên ngôi. Lại có những người nói rằng Deepavali diễn ra là để kỷ niệm chiến thắng của Chúa Krishna trước tên bạo chúa Narakasura. Với chiến thắng của ông, cái thiện đã đánh bại được cái ác, ánh sáng đã chiến thắng được bóng tối.
Có rất nhiều chi tiết xung quanh câu chuyện và người Ấn Độ giáo đã dành nhiều ngày để tổ chức lễ hội Deepavali, mỗi ngày lại để tôn vinh một sự việc khác nhau như là một phần của toàn bộ câu chuyện. Deepavali là một lễ hội vô cùng quan trọng và được coi như là một ngày nghỉ lễ ở nhiều quốc gia, trong đó có Singapore.

Thật dễ dàng để nhận ra một ngôi nhà của người theo đạo Hindu trong lễ hội Deepavali. Mỗi cánh cửa sẽ biến thành một bức tranh tuyệt đẹp với những màu sắc sống động, được tạo nên từ bột, gạo hay cánh hoa. Bức tranh có thể là một họa tiết hình học, một hình bông hoa, hay là một hình đại diện cụ thể về động vật hay thiên nhiên. Còn được biết đến với tên gọi "rangoli", những tác phẩm nghệ thuật này được tạo ra để dẫn lối các vị thần vào nhà, để các thần phù hộ cho cả gia đình trong năm tới.
Xem thêm: LỄ HỘI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở SINGAPORE
.jpg)
Trong thời gian diễn ra lễ hội, có một số nghi lễ như sau: Các gia đình ở miền Nam Ấn Độ sẽ thức dậy vào lúc bình minh và tắm với dầu. Sau đó họ sẽ khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu và đi đến đền thờ để cầu nguyện. Nhiều gia đình còn thắp sáng những chiếc đèn dầu và trang trí cánh cửa với lá xoài và kolam cùng bản vẽ đầy màu sắc đặt trên sàn nhà ở lối vào, với ý nghĩa chào đón nữ thần Lakshmi, nữ thần của quyền lực, sự giàu có và trí tuệ.
Khi tới tham dự lễ hội với cộng đồng người Ấn Độ, bạn sẽ ngạc nhiên với những khu phố được trang hoàng lộng lẫy ánh đèn và hãy thử một số món ăn ngọt phổ biến tại đây như bột chiên xi-rô, kẹo đậu xanh, bánh bột gạo và bánh đậu lăng. Một số quầy hàng còn bày bán các vòng hoa, đồ trang sức, và những bộ Sari truyền thống. Bạn cũng có thể xem các nghệ sĩ địa phương sử dụng cây lá móng để vẽ lên bàn tay hoặc bàn chân những họa tiết hoa văn cầu kỳ và độc đáo, còn được biết đến là xăm henna.
.jpg)
Trong thời gian diễn ra lễ hội ánh sáng Deepavali, các khu phố Ấn Độ ở Singapore lại được trang hoàng và thắp sáng rực rỡ. Nhiều gia đình còn thắp sáng những chiếc đèn dầu và trang trí cánh cửa với lá xoài và kolam cùng bản vẽ đầy màu sắc đặt trên sàn nhà ở lối vào, với ý nghĩa chào đón nữ thần Lakshmi, nữ thần của quyền lực, sự giàu có và trí tuệ. Người dân sẽ thức dậy vào lúc bình minh và tắm với dầu. Sau đó họ sẽ khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu và đi đến đền thờ để cầu nguyện.
Được tổ chức bởi những người theo đạo Hindu trên toàn thế giới để đánh dấu thắng lợi của cái thiện trước cái ác, và ánh sáng trước bóng tối, ý nghĩa biểu trưng của lễ hội Deepavali có thể tóm gọn trong một hành động đơn giản, đó là thắp sáng ngọn đèn dầu. Và đây cũng chính là việc mà hàng ngàn gia đình theo đạo Hindu trên khắp Singapore thường làm, biến ngôi nhà của họ thành vùng đất của ánh sáng vàng ấm áp, ngay cả trong khi họ cầu nguyện, trao nhau những món quà.

Đến với Singapore vào dịp lễ hội Deepavali, du khách sẽ ngạc nhiên với những khu phố được trang hoàng lộng lẫy ánh đèn, được chiêm ngưỡng những bộ Sari truyền thống. Ngoài ra còn được thưởng thức các tác phẩm xăm henna với những họa tiết hoa văn cầu kỳ và độc đáo được các nghệ sĩ địa phương sử dụng cây lá móng để vẽ lên bàn tay hoặc bàn chân. Lễ hội Deepavali sẽ khiến người ta lóa mắt với những màu sắc rực rỡ nhất - màu vàng đậm của hoa và củ nghệ - được làm rực lên bởi ánh sáng của hàng ngàn ngọn đèn dầu.
Chúc mọi người có chuyến đi vui vẻ.
BTV: Trần Thị Nguyệt
- Văn hóa Trung Quốc ngày nay (07.12.2021)
- Tìm hiểu vẻ đẹp của Trung Quốc qua 3 điểm đến nổi tiéng (07.12.2021)
- Ô trấn - Thành Cổ đẹp ngất ngây tại Trung Quốc (07.12.2021)
- 3 điểm đặc sắc tại Trung Quốc Phượng Hoàng Cổ Trấn (07.12.2021)
- 4 mẹo chuẩn bị đi du lịch Trung Quốc Tự túc (07.12.2021)
- Trang phục nữ giới của Trung Quốc thời phong kiến (07.12.2021)