HỘI QUÁN PHÚC KIẾN VÀ LÀNG GỐM THANH HÀ Ở HỘI AN

HỘI QUÁN PHÚC KIẾN VÀ LÀNG GỐM THANH HÀ Ở HỘI AN

HỘI QUÁN PHÚC KIẾN VÀ LÀNG GỐM THANH HÀ Ở HỘI AN

HỘI QUÁN PHÚC KIẾN VÀ LÀNG GỐM THANH HÀ Ở HỘI AN

Làng gốm Thanh Hà là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hội An. Đến đây bạn có thể ngắm nhìn những tác phẩm gốm mỹ nghệ vô cùng tinh xảo làm nên từ bàn tay khéo léo và tài hoa của nghệ nhân xứ Thanh HàHội quán Phúc Kiến ngày càng trở nên khang trang, lộng lẫy hơn góp phần làm đẹp thêm diện mạo kiến trúc đô thị phố cổ Hội An. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cận cảnh những công trình kiến trúc được chạm trổ vô cùng tinh xảo trong một không gian kiến trúc nghệ thuật Trung Hoa độc đáo. Đều là những địa danh được du khách yêu thích, thế nhưng chúng mang trong mình vẻ đẹp riêng biệt tạo nên sự phong phú Hội An.

Điểm du lịch Hội An
Điểm du lịch Hội An

Nói về làng gốm Thanh Hà, nơi này thật sự yên tĩnh, người dân trong làng hiền hòa, đến đây không chỉ tìm hiểu về nghề gốm mà du khách còn được trải nghiệm tập làm gốm – một trải nghiệm thú vị không nên bỏ qua khi đi du lịch Hội An.

Cách phố cổ Hội An không xa về phía Tây khoảng chừng 3km. Có một làng nghề gốm nổi tiếng với những sản phẩm gốm đất nung bền đẹp. Làng gốm Thanh Hà đến nay đã tồn tài hơn 5 thế kỷ là một trong những địa điểm mà bạn không thể bỏ qua trong chuyến du lịch đến phố Hội.Trong làng yên tĩnh tới mức buổi sáng có thể nghe rõ tiếng chim hót ríu rít, tiếng bàn gồm rục rịch quay, và tiếng những nghệ nhân làm gốm đập miếng đất sét.

Làng gốm Thanh Hà ở Hội An
Làng gốm Thanh Hà ở Hội An

Làng gốm Thanh Hà ở Hội An có nguồn gốc từ Thanh Hóa. Được hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ 15. Trải qua hơn 500 năm phát triển, làng gốm Thanh Hà trở thành một bảo tàng sống cung cấp nguồn tư liệu quý giá cho các nhà khoa học. Hiện nay làng gốm Thanh Hà nằm bên bờ sông thu bồn thuộc phường Thanh Hà, thành phố Hội An.

Đến với Làng Gốm Thanh Hà, du khách được tham quan một không gian làng nghề truyền thống còn bảo tồn khá nguyên trạng về cảnh quan văn hóa với cây đa, bến nước, sân đình, các di tích tôn giáo - tín ngưỡng và tận mắt chiêm ngưỡng những đôi tay tài hoa, khéo léo, điêu luyện của cư dân làng gốm đang miệt mài từng ngày, từng giờ tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, mang tính đặc trưng của làng nghề. Bạn sẽ tìm thấy ở đây những món quà dân dã nhưng hấp dẫn.

Gốm Thanh Hà ở Hội An
Gốm Thanh Hà ở Hội An

Theo chân các nghệ nhân lâu năm tại đây. Các giải đoạn, các bước thực hiện sản xuất gốm Thanh Hà luôn tỉ mỉ, công phu. Nguyên liệu đất sét phải trải qua quá trình ủ để giữ được độ ẩm. Sau đó chúng được nhồi, đánh cho đất chín mới bắt đầu tạo hình. Đối với những sản phẩm cầu kỳ cần độ mịn của đất thì cần phải thực hiện thêm công đoạn lọc đất để loại bỏ tạp chất ra ngoài.

Làng gốm Thanh Hà Hội An với hơn 500 năm hình thành và phát triển đã làm nên tên tuổi một vùng đất. Hội An đẹp và thu hút du khách không chỉ bởi những khu phố cổ trầm mặc mà còn bởi những làng nghề truyền thống. Với bàn tay tài hoa và tấm lòng nhiệt thành của những nghệ nhân tâm huyết nơi đây đang ngày đêm miệt mài thổi hồn cho đất. Gốm Thanh Hà đẹp bởi chính tâm hồn của con người và vùng đất nơi đây, đang chờ bạn đến khám phá và trải nghiệm.

Xem thêm: BIỂN CỬA ĐẠI VÀ BÃI BIỂN AN BÀNG XANH TRONG BẦU TRỜI Ở HỘI AN

Phố cổ Hội An là một di sản văn hoá thế giới. Một trong những di tích văn hóa tại đây là hội quán Phúc Kiến, được xây dựng vào năm 1697 mấy trăm năm trước, để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái.

Hội quán Phúc Kiến (hay còn gọi là Chùa Kim An) là hội quán hoành tráng nhất trong sô 5 hội quán của Hoa kiều tại Hội An. Được Hoa kiều có nguồn gốc từ Phúc Kiến xây dựng để làm nơi hội họp, giao thương, về sau, hội quán được dùng làm nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị thần biển trong tín ngưỡng của họ. Đây cũng là nơi tổ chức nhiều lễ hội văn hóa quan trọng trong năm, bao gồm lễ vìa Bà Thiên Hậu.

Hội quán Phúc Kiến là một trong những hội quán có kiến trúc khá đẹp luôn để lại ấn tượng sâu sắc nơi khách tham quan. Chính điện của Hội Quán thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, bà chúa hộ phù cho thương nhân luôn thuận buồm xuôi gió trong những hải trình vượt đại dương đầy sóng gió để buôn bán. Trong chính điện còn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Ngoài ra trong Hội Quán còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương, các bức hoành phi và nhiều hiện vật giá trị. Qua thời gian, nhiều đợt trùng tu đã được tiến hành, hội quán thêm khan trang và thêm tráng lệ, góp phần không nhỏ trong bức tranh toàn cảnh kiến trúc Hội An.

Làng gốm Thanh Hà Hội An thu hút du khách
Làng gốm Thanh Hà Hội An thu hút du khách


 Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện.

 Thưởng thức những bức tranh và bích họa với đề tài chính là thần thoại và lịch sử vùng Phúc Kiến. Trầm trồ trước phong cách kiến trúc sặc sỡ, những họa tiết trang trí và chạm khắc cầu kỳ. Trong bức tranh toàn cảnh của Hội An, Hội Quán Phúc Kiến Hội An là một điểm sáng về kiến trúc, khá đặc sắc mà du khách nên ghé thăm, dù chỉ đến du lịch Hội An 1 ngày. Bên cạnh đó cũng có làng gốm Thành Hà mang một nét đẹp thật cổ xưa ở Hội An. Hai điểm đến này đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo ở nơi đây. Chúc quý khách có chuyến đi vui vẻ.

BTV: Trần Thị Nguyệt

Chia sẻ: