HỘI AN VỚI NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRONG NHỮNG NGÀY LỄ HỘI TƯNG BỪNG

HỘI AN VỚI NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRONG NHỮNG NGÀY LỄ HỘI TƯNG BỪNG

HỘI AN VỚI NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRONG NHỮNG NGÀY LỄ HỘI TƯNG BỪNG

HỘI AN VỚI NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRONG NHỮNG NGÀY LỄ HỘI TƯNG BỪNG

Hội An thu hút du khách không chỉ nhờ vào cảnh đẹp huyền ảo, cổ xưa, với những điều hoài niệm, diễm xưa mà còn thu hút khách du lịch bởi những nét đẹp văn hóa qua các lễ hội độc đáo, phong phú đầy màu sắc. Một vài lễ hội đã tạo nên dấu ấn Hội An như : Lễ hội vía bà Thiên Hậu, lễ hội vía bà Thu Bồn, lễ hội Vu Lan, lễ Hội Hoa Đăng, lễ tế Cá Ông, tết trung thu, lễ Hội rước Long Chu, lễ hội làng gốm Thanh Hà,… và rất nhiều lễ hội khác không kém phần hấp dẫn, mang đến vẻ đẹp mà chỉ tồn tại ở riêng Hội An.

1. Lễ giỗ tổ nghề yến


Lễ giỗ tổ nghề yến là lệ định kỳ đã có từ hơn 150 năm qua nhằm tưởng niệm, tri ân các bậc tiền nhân đã có công khai sinh và phát triển nghề khai thác yến sào tại vùng biển Cù Lao Chàm. Giỗ Tổ nghề Yến là một lễ lệ dân gian có từ lâu đời nhằm cầu mong biển trời phù hộ và tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác Yến sào; đồng thời nâng cao niềm tự hào và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của vùng biển đảo thân yêu. Tuy nhiên, lễ lệ giỗ tổ nghề Yến từng bị mai mọt khá nhiều qua thời gian và bao biến thiên lịch sử, mới được lưu tâm phục hồi mấy năm gần đây nhưng lại thiếu tính chủ động và ổn định.

Giỗ Tổ nghề Yến là lễ hội dân gian có từ lâu đời ở Hội An nhằm tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác Yến sào, đồng thời cầu an đầu năm cho cộng đồng cư dân, nâng cao niềm tự hào và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của vùng biển đảo thân yêu.

2. Lễ Vu Lan


Vào rằm tháng 7 hàng năm, người Hội An cũng đi chùa cầu nguyện trong lễ hội Vu Lan truyền thống của Việt Nam. Thả hoa đăng trên sông vốn không còn là hoạt động xa lạ đối với các du khách khi đến với Hội An. Tuy nhiên, vào đúng dịp tháng 7 Âm lịch, lễ hội này còn đặc biệt hơn do gắn liền với ngày lễ Vu Lan, báo hiếu.

Xem thêm: LỄ VU LAN TẠI HỘI AN - VẺ ĐẸP VĂN HÓA CON NGƯỜI NƠI ĐÂY

 Trong đêm trăng tháng 7, trong lời nguyện cầu về những linh hồn người mẹ đã mất, lời cầu an cho người mẹ còn sống, không ai không thể lắng lòng để rồi càng kính yêu những người sinh thành, nuôi dạy mình. Người ta tìm đến đêm Vu Lan bởi đây là nơi nuôi dưỡng truyền thống gia đình - một phần quan trọng trong văn hoá Việt.

3. Dự hội cầu Bông


Hằng năm cứ vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch, người dân thôn Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An) lại tổ chức lễ hội cầu Bông để tri ân các bậc tiền nhân, người đã khai lập làng rau Trà Quế và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Không chỉ tập trung cúng đình, cả làng nhà nào cũng sắm một mâm lễ vật để Cầu Bông. Lễ vật nhất thiết phải có một con gà trống thiến miệng ngậm hoa, trên lưng cắm một con dao làm bằng tre, năm dĩa xôi hồng cắm năm cái bông rực rỡ và một ly rượu trắng. Ngày nay, mọi người đều cảm thấy mình được xác nhận là một thành viên quan trọng không thể thiếu trong làng. 

Lễ hội Cầu Bông của nông dân làng Trà Quế, thuộc xã Cẩm Hà, thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam đã trở thành một nét độc đáo về văn hoá làng nghề, thu hút đông người tham dự. Cũng từ lễ hội này, mọi người trong làng gần gũi, thân thiết nhau hơn…
 

4. Lễ hội rước Long Chu


Long Chu là từ chỉ chiếc thuyền làm theo hình con rồng. Đây là phương tiện sang trọng dành riêng cho vua chúa ngự lãm hoặc tuần du ngày xưa. Với dân gian xưa, ôn hoàng, dịch lệ là lực lượng siêu nhiên gây hại cho người, đáng ghét đáng sợ nhưng cũng cần kính nể. Lễ hội Long Chu vẫn là loại lễ hội kết hợp một sản phẩm sáng tạo văn hóa của cư dân nông nghiệp sông nước Hội An cũng như những lễ hội nước khác cần được tiếp tục nghiên cứu, phát huy những mặt tốt của nó.

Long Chu được mọi làng, ấp làm; làng làm lớn, ấp làm nhỏ thường kết hợp với đình nên bị hiểu lầm là hoạt động phụ của tổ chức cúng tế lớn thường kỳ hàng năm. Qua hồi cố, tôi thấy ý nghĩa mục đích của Long Chu có tách bạch, các làng ấp lớn ở Hội An, Duy Xuyên, Điện Bàn quanh vùng Cửa Đại đều có làm Long Chu. Có nơi cúng Long Chu sau dịp tế đình vài ngày, vì phù thủy không đủ để phục vụ đồng loạt các làng cùng một lúc. Có cách giải thích khác rằng Long Chu làm sau để thành hoàng thấy rõ sự bất lực của mình nên càng chăm lo đến việc hơn. Từ 1975 đến nay, lễ hội Long Chu không được tổ chức. Vài nơi, thay vì làm Long Chu, họ làm bè chuối để ít gạo muối, bánh trái thả sông.  

Các lễ hội khác mà tại Hội An đều mang trên mình màu sắc, nét đẹp riêng biệt, tạo nên miền đất phố cổ vô cùng mộng mơ, tuyệt đẹp cuốn hút hàng ngàn du khách. Chúc quý khách có chuyến đi thú vị. 

BTV: Trần Thị Nguyệt

Chia sẻ: