Đi đâu ở Hà Nội bạn đã biết hay chưa | Du lịch Miền Bắc

Đi đâu ở Hà Nội bạn đã biết hay chưa | Du lịch Miền Bắc

Đi đâu ở Hà Nội bạn đã biết hay chưa | Du lịch Miền Bắc

Đi đâu ở Hà Nội bạn đã biết hay chưa | Du lịch Miền Bắc

Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, còn lưu dấu nhiều di tích Hồ Gươm, Cầu Thê Húc, Chùa Quán Sứ, Hồ Tây, 36 phố phườngHà Nội có bốn mùa, luôn mang đến nhiều hoài niệm khó phai, mỗi mùa một vẻ, xuân lễ hội, hạ tươi thắm, thu quyến rũ và đông ấn tượng. Món ngon có Phở, Chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây. Hãy cùng Art Travel khám phá mảnh đất nghìn năm văn hiến để thấy vẻ đẹp của nó.

1. Nhà thờ lớn Hà Nội


Mang đậm nét nhất những đặc trưng của kiến trúc Gothic châu Âu với bức tường xây cao, có mái vòm và nhiều cửa sổ, đã từ lâu, Nhà thờ lớn Hà Nội là nơi lý tưởng mà các đôi uyên ương thường lui tới để chụp ảnh cưới. Với những con chiên ngoan đạo thì đây có lẽ là lễ đường tuyệt vời bởi không gian rộng lớn. Nhà thờ lớn Hà Nội là Nhà Thờ Chính Toà của Tổng Giáo phận Hà Nội, cũng là một trong những công trình kiến trúc phương Tây đầu tiên được xây tại Hà Nội. Tại đây vào năm 1057, vua Lý Thánh Tông cho khởi công xây tháp Đại Thắng Tư Thiên, gọi tắt là Tháp Báo Thiên, thuộc Chùa Sùng Khánh, hay Báo Thiên Tự, ở kinh đô Thăng LongNhà thờ lớn Hà Nội và cả khu Nhà Chung, xưa kia thuộc khu đất của chùa Báo Thiên, một ngôi quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt.

NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI

Trong suốt các triều đại từ Lý, Trần đến Lê, Nguyễn, đây vẫn là nơi diễn ra các nghi lễ Phật giáo cầu cho quốc thái dân an. Trải qua thời gian và chiến tranh, tháp Báo Thiên của chùa đã bị đổ nát. Khi Pháp chiếm Hà Nội, nhà thờ mới được xây trên khu đất của tháp Báo Thiên. Nhà thờ được xây xong vào năm 1886. Lễ khánh thành được tổ chức đúng vào lễ Giáng sinh năm Đinh Hợi (1887).

Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá. Trải qua hơn 100 năm cùng những thăng trầm của thời gian và cả chiến tranh, Nhà thờ Lớn vẫn tồn tại và là một trung tâm hoạt động Công giáo của Thủ đô và các vùng phụ cận. Công trình được xem là kiến trúc nhà thờ tiêu biểu và là một trong những nhà thờ Công giáo đẹp nhất của Thủ đô và cả nước.
Nhà Thờ Lớn- Hà Nội
Nhà Thờ Lớn - Hà Nội với kiến trúc Gothic châu Âu gây ấn tượng với du khách

2. Con đường gốm sứ


Đã từ rất lâu, nghệ thuật ghép gốm tạo thành những bức tranh trang trí tường, cột… được thế giới ưa chuộng bởi độ bền và vẻ đẹp mỹ thuật. Rất nhiều nơi sử dụng loại hình này để làm đẹp cảnh quan và góp phần quan trọng vào những sự kiện hoạt động nghệ thuật ngoài trời phục vụ đông đảo công chúng. Nhận thấy ưu điểm cũng như tiềm năng thực hiện loại hình này ở nước ta, nhà báo, họa sỹ Nguyễn Thu Thủy đã hoàn thành dự án nghệ thuật “Con đường gốm sứ ven sông Hồng”. Đây là một trong những món quà dâng lên Thăng Long - Hà Nội ngàn năm tuổi.

Con đường Gốm Sứ- Hà Nội
Con đường Gốm Sứ - một trong những món quà dâng lên Thăng Long - Hà Nội
 
Dự án Con đường gốm sứ xuất phát từ ý tưởng của nhà báo - họa sĩ Nguyễn Thu Thủy. Với mục tiêu làm đẹp một không gian công cộng bằng chất liệu gốm sứ truyền thống qua phong cách thể hiện của các nghệ sỹ đương đại. Dự án bắt đầu được thực hiện từ năm 2007, với tổng chiều dài gần 4km, diện tích gần 7.000m2. Mỗi mét vuông tranh tường sử dụng khoảng 1.000 miếng gốm có diện tích 3x3cm. Con đường chạy dọc từ cửa khẩu An Dương trên đường Yên Phụ, dọc theo phố Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đến tận cửa khẩu Vạn Kiếp.
 
Thiết nghĩ, Con đường gốm sứ ven sông Hồng là một công trình công cộng đầu tiên tại nước ta mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Từ khi công trình hoàn thành, không chỉ Hà Nội có một món quà quý giá mừng Đại lễ Ngàn năm mà người Việt Nam cũng có kỷ lục độc đáo để tự hào với thế giới. Cũng từ đây, con đường đã trở thành một điểm đến không thể thiểu của du khách mỗi khi đến thăm quan Hà Nội. Và hơn hết, hình ảnh đất nước cũng như những giá trị văn hóa, mỹ thuật được quảng bá một cách hiệu quả ra thế giới.
 
Con đường Gốm Sứ - Hà Nội
Con đường Gốm Sứ - Hà Nội thể hiện giá trị của nghệ thuật Việt Nam

3. Cầu Long Biên


Có vai trò quan trọng về cả kiến trúc và lịch sử, cây cầu này đã đóng góp một phần không nhỏ trong nỗ lực giành độc lập của người dân Việt Nam. Công trình là biểu tượng cho sức mạnh quân sự và kỹ thuật xây dựng của đất nước. Cầu gồm đoạn bắc qua sông dài 2.290m với 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m và 896m đường dẫn lên cầu xây bằng đá. Thiết kế cầu có đường sắt cho xe lửa chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ. Cầu Long Biên chắc là cây cầu gắn với những kỉ niệm, cây cầu mà những bạn trẻ thường chạy xe ra dừng lại hóng gió một ngày hứng lên hay ngày nào đó cảm thấy bí bách cần một không gian thoáng đãng để thở. Cây cầu cũng là nơi các bạn sinh viên vẫn hay tụ tập ngồi lại đàn hát vui vẻ, là nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi trẻ của chúng ta.

CẦU LONG BIÊN - HÀ NỘI

 

Cầu Long Biên- Hà Nội
Cầu Long Biên - Hà Nội nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi trẻ 

Cầu Long Biên đã trở thành biểu tượng của sự trường tồn, của vẻ đẹp và các giá trị lịch sử quá khứ cũng như hiện tại, là di sản văn hóa trong sự phát triển tương lai của Hà Nội. Hiền lành và chở che, hơn thế kỷ vẫn trung thành nối nhịp sống đôi bờ, cầu Long Biên vẫn và sẽ còn là biểu tượng và niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

4. Chợ Đồng Xuân


Nằm trong khu phố cổ Hà Nộichợ Đồng Xuân từng được khách thập phương biết đến như là “dạ dày” của Hà Nội. Lịch sử của khu chợ này gắn liền với sự hình thành và phát triển thương mại của đất Thăng Long xưa. Chợ Đồng Xuân được người Pháp xây dựng từ giữa năm 1889, nằm trong tổng Đồng Xuân nên chợ có tên là Đồng Xuân.   

CHỢ ĐỒNG XUÂN HÀ NỘI

Chợ Đồng Xuân - Bắc Qua ngày nay với ba mái vòm chính chạy dọc theo phố Đồng Xuân, nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội, với diện tích hơn 14000 m2 và trên 2000 hộ kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, là trung tâm bán buôn hàng hoá lớn nhất khu vực phía Bắc thường xuyên cung cấp nhiều mặt hàng tới hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, góp phần đáng kể vào việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của các địa phương. Đây cũng là một di tích lịch sử nổi tiếng, là điểm du lịch kỳ thú mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, mua bán tại chợ.

Mặc cho nhịp thời gian vẫn chảy trôi, chợ từ hơn 100 năm qua vẫn sống động với từng dấu mốc lịch sử và tấp nập với những kẻ bán người mua. Không chỉ là nơi buôn bán huyên náo, nhộn nhịp nhất Hà Thànhchợ Đồng Xuân còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần phản ánh cuộc sống, sinh hoạt của người dân Kẻ Chợ xưa và cũng là điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách khi dừng chân ở Hà Nội.
Chợ Đồng Xuân- Hà Nội
Chợ Đồng Xuân - điểm đến không thể thiếu trong hành trình của du khách đến Hà Nội

CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT HÀNH TRÌNH DU LỊCH HÀ NỘI VUI VẺ!

 
Chia sẻ: