Đặc sắc đua thuyền Tứ Lính ở Lý Sơn

Đặc sắc đua thuyền Tứ Lính ở Lý Sơn

Đặc sắc đua thuyền Tứ Lính ở Lý Sơn

Đặc sắc đua thuyền Tứ Lính ở Lý Sơn

Hàng ngàn người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) sôi nổi, hào hứng cổ vũ các đội đua trong lễ hội đua thuyền Tứ Linh đầu xuân trên đảo. Trải qua hơn 300 năm, vào dịp Tết Nguyên đán và lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, các tộc họ trên đảo tổ chức lễ hội đua thuyền Tứ Linh để tri ân các bậc tiền nhân và cầu mong thần linh phù trợ cho mưa thuận gió hòa, nông, ngư được mùa, xóm làng bình yên.

Lễ hội đua Tứ Linh đầu Xuân mới là lễ hội lớn nhất trong năm của nhân dân đảo Lý Sơn, thể hiện nét sinh hoạt độc đáo của cư dân vùng biển và cũng là dịp để những chàng trai là những ngư dân trẻ trên đảo rèn luyện, thi thố tài năng điều khiển ghe thuyền trên biển.

Đây là nét văn hóa độc đáo được người dân Lý Sơn gìn giữ từ giai thoại hình thành đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Tục đua thuyền Tứ Linh nhằm cầu an mưa thuận gió hòa, ngư dân vươn khơi thuận lợi và hoa màu bội thu (hành, tỏi, dưa hấu,…).

Xem thêm: Lễ khao lề thề lính Hoàng Sa - Lý Sơn

Lý Sơn có tất cả 8 thuyền đua (thuyền dài khoảng 8m, mang tên 4 con vật trong tứ linh (Long, Ly/Lân, Quy, Phụng), được trang trí, chạm trổ hết sức công phu. Mỗi thuyền đua thường có 15 người, đều là nam giới, trong đó có 1 tổng lái, 1 tổng thương, 1 tổng mũi, và 12 tay chèo. Ở An Hải, tất cả thuyền đua đều thuộc của xóm, như xóm Đông có thuyền Rồng, xóm Tây có thuyền Phụng, xóm Trung Yên có thuyền Quy, xóm Trung Hòa có thuyền Lân (còn gọi là Liên). Ở An Vĩnh, tất cả các thuyền đua đều thuộc các lân, như lân An Hòa có thuyền Rồng, lân Tân Thành có thuyền Phụng, lân Vĩnh Lợi có thuyền Quy, lân Vĩnh Hòa có thuyền Lân. Mỗi thuyền đua đều được cất giữ tại các dinh miếu của xóm, của lân, chỉ đến ngày tổ chức hội đua thuyền mới làm lễ tại dinh, miếu để đưa thuyền hạ thủy. Trước khi tham dự hội đua thuyền, các tộc họ trong lân, xóm đều đến tế cáo thần linh và các bậc tiền hiền tại các dinh, miếu và đình làng. Tất cả ban tế tự, ban nhạc lễ đều ăn mặc theo lễ phục truyền thống.

Thuyền đua phải là thuyền Tứ Linh. Mũi thuyền được chạm khắc "Long, Lân, Quy, Phụng," bốn linh vật trong tín ngưỡng dân gian. Đua thuyền là để tưởng nhớ hàng hàng lớp lớp tiền nhân đã anh dũng hy sinh làm nhiệm vụ Vua ban: Ra Hoàng Sa và Trường Sa, tuần tra, cắm mốc chủ quyền, sưu tầm hải sản quí hiếm.

Tuy không thu hút được dân nhiều địa phương khác đến, nhưng để đổi lại, những ngày đua thuyền thật sự là những ngày hội của người dân toàn đảo. Cùng với tiếng trống giục, cờ phất là tiếng reo hò vang dậy suốt dọc bờ biển trong những ngày đầu Xuân khiến không khí ắng lặng hàng ngày đã hoàn toàn được xua tan, thay vào đó là niềm vui tươi, phấn chấn. Người ta tin rằng những thuyền đua thắng cuộc thì việc làm ăn trong năm sẽ được khấm khá, phát đạt và gặp nhiều may mắn.

Hội đua thuyền ở huyện đảo Lý Sơn không chỉ là một trò diễn để vui chơi, giải trí, biểu dương sức mạnh mà còn mang nặng yếu tố tín ngưỡng hơn các hội đua thuyền ở nhiều nơi khác trên địa bàn Quảng Ngãi. Chúc mọi người có chuyến đi vui vẻ.

BTV: Trần Thị Nguyệt
 

 

 

Chia sẻ: