Cung điện Hoàng gia là một ví dụ điển hình của việc kết hợp kiến trúc truyền thống Thái Lan với phong cách phương Tây. Nhiều người Thái tin rằng những ai viếng thăm ngôi chùa trong cung điện nơi có bức tượng Phật bằng ngọc xanh sẽ nhận được phước lành. Tham quan cung điện Hoàng Gia Thái Lan - Grand Palace, chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc lịch sử, kết tinh các nét đẹp tinh hoa văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo của 'xứ sở chùa Vàng' xinh đẹp. Điểm đến nổi bật ở thủ đô Bangkok, thu hút hàng triệu khách du lịch Thái Lan hàng năm.
Hoàng cung Thái: Grand Palace, từng là nơi cư ngụ của gia đình hoàng gia Thái Lan, là kiến trúc mang tính chất lịch sử lâu dài, xây dựng từ năm 1782. Dù hiện tại, hoàng gia Thái Lan sống ở Cung điện Dusit, chính quyền nước này vẫn làm việc tại Grand Palace. Bên trong khuôn viên Grand Palace, bạn có thể ghé chùa Phật Ngọc (tên địa phương là Wat Phra Kaew). Chùa Phật Ngọc được coi là một trong những chùa linh thiêng nhất của Thái Lan.
Đại Hoàng cung được vua Rama I xây vào năm 1772, sau khi dời kinh đô từ Thonbari ở bên bờ tây sông Chao Phraya sang bờ đông. Đại Hoàng Cung là một quần thể kiến trúc cổ, với qui mô lớn trong trung tâm thành phố Băng Cốc. Nằm trên diện tích 218.400 m2 được bao bọc bởi lớp tường thành dài 1900m, Grand Palace thực sự là biểu tượng của Vương quốc Thái lan. Năm 1782 sau khi lên ngôi lập ra triều đại Chakrry, vua Rama Đệ nhất đã cho xây Hoàng Cung là nơi sinh sống của gia đình Hoàng tộc đồng thời cũng là nơi làm việc của Triều đình. Toàn bộ Hoàng cung được chia làm 2 phần chính bao gồm đền thờ Phật ngọc. Trong suốt 150 năm đây là nơi ở của Nhà Vua, gia đình hoàng tộc và bộ máy hành chính của chính phủ. Nơi đây vẫn tiếp tục thu hút nhiều du khách vì vẻ đẹp của kiến trúc và sự phức tạp trong chi tiết. Trong nội cung có một công trình ấn tượng phải kế đến là Wat Phra Kaew (chùa Phật Ngọc), nơi có bức tượng Phật bằng ngọc lục bảo nổi tiếng có từ thế kỉ 14 được mọi người tôn thờ.
>>Xem thêm:
- Cà ri xanh đỏ và lẩu thái - Món ăn tuyệt ngon ở Thái Lan
- Chiang Mai - Đóa hồng phương Bắc của Thái Lan
Từ cửa chính di chuyển vào trong cung điện, du khách sẽ được tham quan, cầu nguyện trước tượng Phật Bà - người đã mang đạo Phật đến đất nước Thái Lan và tượng các hóa thân của RaMa. Tiếp đến là ngôi tháp Phra Sri Rattana - tháp như một biệt thự cao tầng hình ngọn núi được bao bọc bởi hàng triệu lá vàng dát mỏng chuyển về từ Italia.
Tuy ngày nay cung điện này không còn là nơi ở của hoàng gia Thái Lan, nhưng nó vẫn là địa điểm diễn ra các sự kiện quan trọng, trong đó có cả lễ đăng quang của quốc vương. Bạn phải ăn mặc đúng mực khi đến tham quan cung điện. Nam giới phải mặc quần dài, áo tay dài. Nếu đi sandal hoặc dép lào, phải mang vớ (nói cách khác là không được đi chân trần). Nữ giới phải ăn mặc kín đáo, không mặc đồ mỏng, vai trần... Nếu ăn mặc chưa phù hợp, bạn phải mượn xà-rông phía trước lối vào (có yêu cầu đặt cọc).
Đại Hoàng Cung Grand Palace là một trong những khu du lịch nổi tiếng trên thế giới, nằm bên cạnh sông Mi Nam, là một quần thể kiến trúc cổ, với qui mô lớn trong trung tâm thành phố được bảo tồn qua các triều đại, cũng là một Vương Cung có dân tộc đặc sắc nhất, hoàn mỹ nhất, qui mô lớn nhất, và được khen là “Nghệ thuật đại toàn của Thái Lan”.Hoàng Cung Thái Lan còn được du khách gọi tắt là Chùa Vàng. Không phải ngẫu nhiên Thái Lan được gọi bằng một cái tên khác: Đất nước Chùa Vàng. Một trong những điểm thu hút du khách bậc nhất ở Thái Lan là những công trình kiến trúc cổ kính, trang nghiêm, đặc biệt là những đền vàng, tháp vàng, chùa vàng. Cũng vì lẽ đó Thái Lan được gọi là xứ sở Chùa Vàng. Ngày nay khi nhắc tới Chùa Vàng ở Thái Lan là người ta nhắc ngay tới quần thể kiến trúc nằm trong khu Cung điện hoàng gia - Grand Palace.
Chúc quý khách có chuyến đi đầy thú vị.
BTV: Trần Thị Nguyệt
- Văn hóa Trung Quốc ngày nay (07.12.2021)
- Tìm hiểu vẻ đẹp của Trung Quốc qua 3 điểm đến nổi tiéng (07.12.2021)
- Ô trấn - Thành Cổ đẹp ngất ngây tại Trung Quốc (07.12.2021)
- 3 điểm đặc sắc tại Trung Quốc Phượng Hoàng Cổ Trấn (07.12.2021)
- 4 mẹo chuẩn bị đi du lịch Trung Quốc Tự túc (07.12.2021)
- Trang phục nữ giới của Trung Quốc thời phong kiến (07.12.2021)