Các lễ hội - văn hóa độc đáo ở Lý Sơn

Các lễ hội - văn hóa độc đáo ở Lý Sơn

Các lễ hội - văn hóa độc đáo ở Lý Sơn

Các lễ hội - văn hóa độc đáo ở Lý Sơn

​Những năm gần đây, Lý Sơn nổi lên trên bản đồ du lịch Việt Nam như một điểm đến của con người thân thiện và cảnh đẹp hoang sơ, thơ mộng. Những danh thắng hùng vĩ, di tích văn hóa lịch sử, những lễ hội đặc sắc cùng các cánh đồng hành, tỏi bạt ngàn… đã “kéo” du khách gần xa đến với hòn đảo tiền tiêu này. Nhắc đến Lý Sơn ta sẽ phải nói đến lễ hội đua thuyền. Đất và người Lý Sơn gắn liền với sông, suối, núi rừng và biển cả bao la. Cuộc sống bên chân sóng đã tạo cho con người sự bản lĩnh, sáng tạo, những giá trị di sản văn hóa đa dạng và độc đáo mà không phải địa phương nào ở dải đất miền Trung này cũng có được... 

Lễ hội đua thuyền Lý Sơn
Lễ hội đua thuyền Lý Sơn

Vùng biển, đảo Quảng Ngãi còn là “mảnh đất vàng” về di sản. Toàn tỉnh có 66 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; trong đó có 8 di tích cấp quốc gia, 26 di tích cấp tỉnh, 32 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ. Riêng tại đảo Lý Sơn, với diện tích chưa đầy 10km2 nhưng có đến 50 di tích lịch sử, văn hóa. Đặc biệt, tại hòn đảo tiền tiêu này có cả một dấu tích đặc sắc không chỉ trong nước mà còn của cả thế giới, do núi lửa phun trào để lại và hệ thống di tích liên quan đến đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải…

 Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngưỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một cộng đồng đã được tái hiện một cách rất sinh động. Lễ hội được tổ chức vào những thời điểm khác nhau trong một năm, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc, nhưng lễ hội vẫn tập trung nhiều nhất vào mùa Xuân. Điển hình tại Lý Sơn có lễ khao thề lính Hoàng Sa và đua thuyền Tứ Linh.

Đua thuyền tứ linh - nét văn hóa Lý Sơn
Đua thuyền tứ linh - nét văn hóa Lý Sơn

Lễ hội đua Tứ linh đầu Xuân mới là lễ hội lớn nhất trong năm của nhân dân đảo Lý Sơn, thể hiện nét sinh hoạt độc đáo của cư dân vùng biển và cũng là dịp để những chàng trai là những ngư dân trẻ trên đảo rèn luyện, thi thố tài năng điều khiển ghe thuyền trên biển. Cùng với tiếng trống giục, cờ phất là tiếng reo hò vang dậy suốt dọc bờ biển trong những ngày đầu Xuân khiến không khí ắng lặng hàng ngày đã hoàn toàn được xua tan, thay vào đó là niềm vui tươi, phấn chấn. Người ta tin rằng những thuyền đua thắng cuộc thì việc làm ăn trong năm sẽ được khấm khá, phát đạt và gặp nhiều may mắn.

Lễ khao thề lính Hoàng Sa - Đây là một lễ thức văn hóa tín ngưỡng đặc trưng, độc đáo không nơi nào có trong cả nước, vì ngoài những nghi lễ mang văn hóa truyền thống có ở nhiều địa phương khác như lễ thả thuyền ở dọc biển miền trung, thì lễ khao lề thế lính Hoàng Sa bổ sung những nét riêng tích hợp yếu tố văn hóa của vùng đảo này thành một lễ thức văn hóa tín ngưỡng độc đáo. Nó mang ý nghĩa bảo tồn văn hóa của ngư dân Lý Sơn và đồng thời mang ý nghĩa lớn trong việc góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ của chúng ta. Lễ hội không chỉ góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà qua đó còn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đồng thời giáo dục truyền thống tự tôn dân tộc và các giá trị nhân văn sâu sắc đến mọi tầng lớp nhân dân.

Xem thêm: Cổng Tò Vò - Núi Thới Lới - Bức tranh thiên nhiên của thế giới

Lễ khao thề lính Hoàng Sa Lý Sơn
Lễ khao thề lính Hoàng Sa Lý Sơn

 Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, người dân trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) lại tưng bừng khai hội đua thuyền đầu xuân để tưởng nhớ về cội nguồn tổ tiên và đội hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu mong quốc thái dân an, người an vật thịnh, ngư dân thuận buồm xuôi gió khi vươn khơi khai thác hải sản và làm nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.  ​

Tưởng nhớ cội nguồn - lễ khao thề lính Hoàng Sa Lý Sơn
Tưởng nhớ cội nguồn - lễ khao thề lính Hoàng Sa Lý Sơn

 ​
Ở Lý Sơn, sự kết hợp giữa biển và núi lửa tạo thành một chùm đặc sản độc đáo, một vẻ đẹp tự nhiên hiếm có. Vì thế, nhiều người ví von đảo Lý Sơn chính là đảo Jeju của Việt Nam,. “Lý Sơn tiềm ẩn nhiều giá trị văn hóa khác biệt và một hòn đảo trùng trùng cảnh quan thiên nhiên đa dạng, độc đáo, là một bảo tàng sống động về di sản văn hóa”, TS Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi đánh giá. Chúc các bạn có một chuyến đi đầy thú vị.

BTV: Trần Thị Nguyệt

Chia sẻ: