3 đặc điểm nổi bật của Nhã Nhạc Cung Đình Huế

3 đặc điểm nổi bật của Nhã Nhạc Cung Đình Huế

3 đặc điểm nổi bật của Nhã Nhạc Cung Đình Huế

3 đặc điểm nổi bật của Nhã Nhạc Cung Đình Huế

Nhã nhạc là một thuật ngữ liên quan đến âm nhạc cung đình có mặt tại 4 nước đồng văn: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nhã nhạc là nhạc chính thống của triều đình được dùng ở các cuộc lễ tế Giao, tế Miếu và trong các dịp triều hội. Nếu bạn du lịch đến đất cố đô, chắc chắn phải một lần cảm nhận thể loại Nhã Nhạc Cung Đình Huế này bởi những điểm đặc trưng mà Art Travel sắp tổng hợp lại sau đây.

 

Nhã nhạc cung đình Huế - những đặc trưng của nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế - những đặc trưng của nhã nhạc cung đình Huế

1. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT


Sử sách của triều Nguyễn ghi lại có đến 12 cuộc lễ. Mỗi cuộc lễ đều có ghi đầy đủ các bài ca chương và có 126 bài ca chương ghi đầy đủ lời ca nguyên gốc và bản dịch. Phần nhạc khí được quy định gồm 6 loại dàn nhạc. Đó là các dàn: Nhã nhạc, Nhạc huyền, Đại nhạc, Tiểu nhạc, Ty chung và Ty khánh, Quân nhạc.

>>>Xem ngay thông tin về vùng đất Đà Lạt lưu luyến chúng sinh

 

Giá trị nghệ thuật của nhã nhạc cung đình Huế
Giá trị nghệ thuật của nhã nhạc cung đình Huế

 

Tất cả các loại dàn nhạc, các nhạc khí, bài bản âm nhạc, ca chương… đều do những nhạc công, ca công, vũ công tài ba nhất của đất nước thực hiện. Âm nhạc đã trở thành một cặp song sinh với các đại lễ, trở thành tiếng nói huyền diệu, có khả năng giao cảm với trời đất, thần linh, tổ tiên. Đó cũng chính là những giá trị vô giá và trường tồn của dân tộc. Nhã nhạc Cung Đình Huế - di sản văn hoá âm nhạc “cổ điển bác học Việt Nam” ẩn chứa những nguyên lý cấu trúc, những tư tưởng văn hoá triết lý phương Đông.

 

Giá trị nghệ thuật của nhã nhạc cung đình Huế
Giá trị nghệ thuật của nhã nhạc cung đình Huế

2. KHẲNG ĐỊNH TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM


Trung tuần tháng 8/2002, bộ hồ sơ Nhã nhạc đã được Trung tâm BTDTCĐ Huế thực hiện và Chính phủ đã ký quyết định gửi đến UNESCO đăng ký ứng cử vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu nhân loại. Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc - Nhạc Cung đình Việt Nam đã được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

 

Khẳng định truyền thống văn hóa Việt Nam
Khẳng định truyền thống văn hóa Việt Nam

 

Với những giá trị nổi bật, Nhã nhạc Cung đình Việt Nam, bằng tất cả những gì còn lại ở Huế chắc chắn sẽ tiếp tục được giữ gìn và bảo tồn một cách hiệu quả, góp phần cùng với các loại hình di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam khẳng định vị thế của một dân tộc, một quốc gia trong khu vực và thế giới.

 

Khẳng định truyền thống văn hóa Việt Nam
Khẳng định truyền thống văn hóa Việt Nam

3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY


Thành phố Huế mang trong lòng hai di sản văn hoá thế giới. Năm 2004, năm diễn ra Festival Huế lần thứ 3 (2 năm Huế tổ chức Festival một lần) là Festival tôn vinh Nhã nhạc Huế. Nhiều sân khấu đã tổ chức để trình diễn Nhã nhạc Cung Đình Huế và đều thu được những thành công.

 

Bảo tồn và phát huy Nhã nhạc cung đình Huế
Bảo tồn và phát huy Nhã nhạc cung đình Huế

 

Nhận thấy giá trị của Nhã nhạc Cung Đình Huế và ý nghĩa của nó thời đại hiện nay, trước khi Nhã nhạc Cung Đình Huế được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể, một lớp đào tạo Nhã nhạc Cung Đình Huế đã được khi giảng vào tháng 9/1996 tại trường Đại học nghệ thuật Huế với 15 sinh viên và lớp học đã thành công tốt đẹp. 

Việc bảo tồn, phát huy Nhã nhạc Huế đã được Bộ Văn hoá - Thể thao – Du lịch và tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho trường Đại học Nghệ thuật Huế trước đây, nay là Học viện Âm nhạc Huế và Nhà hát nghệ thuật cung đình Huế cùng với các nhà nghiên cứu, nghệ sỹ, nghệ nhân tâm huyết đảm nhiệm.

 

Bảo tồn và phát huy Nhã nhạc cung đình Huế
Bảo tồn và phát huy Nhã nhạc cung đình Huế

 

>>>Xem ngay top 3 quán ăn ngon tại Côn Đảo mà bạn không thể không đến

Loại nhạc Nhã Nhạc Cung Đình Huế này là một trong những nét văn hóa rất quan trong của Việt Nam. Vậy nên đến với Huế, hãy một lần trải nghiệm thưởng thức Nhã Nhạc Cung Đình Huế để có thể nhìn ra được những nét văn hóa cổ còn lưu giữ đến tận thời nay bạn nhé!

 

Chia sẻ: